CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ THIẾU MÁU THIẾU SẮT?

Thứ Năm, 04/07/2024

Thiếu máu thiếu sắt – căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Thiếu máu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, khả năng học tập của trẻ, làm giảm sức đề kháng, trẻ dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh… Nhưng mẹ đừng quá lo lắng! Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật “Cần làm gì khi trẻ thiếu máu thiếu sắt?”

Cần làm gì khi trẻ thiếu máu thiếu sắt?
Cần làm gì khi trẻ thiếu máu thiếu sắt?

1. Thiếu máu thiếu sắt là gì? 

Mẹ biết không? Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ thiếu máu là do không nhận đủ chất sắt – thành phần “cốt lõi” cấu thành nên huyết sắc tố tạo hồng cầu. Hồng cầu (Hemoglobin) với vai trò mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Thiếu “tế bào đỏ” trong máu khiến trẻ thiếu chất, xanh xao, còi cọc, ảnh hưởng tới quá trình phát triển. 

2. Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu thiếu sắt 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em <5 tuổi trên toàn cầu dao động trong từ 30% đến 58%. Và trong đó cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ thiếu sắt. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu thiếu sắt: 

Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu thiếu sắt
Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu thiếu sắt

2.1. Thiếu sắt dự trữ trong thai kỳ 

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bé sẽ dự trữ lượng sắt đủ cho 4 – 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, trẻ sinh non trước 37 tuần hoặc cân nặng lúc sinh <2.5kg quá trình đó bị gián đoạn, dẫn đến bé có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt. 

2.2. Chế độ ăn thiếu sắt 

Lượng sắt dự trữ trong thai kỳ sẽ chỉ đủ cho 4 – 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, dù sắt có trong sữa mẹ nhưng lượng sắt này hoàn toàn không đủ cho nhu cầu của trẻ.

Đặc biệt, giai đoạn đầu đời nhu cầu sắt ở trẻ rất lớn, vì vậy cần bổ sung sắt cho trẻ từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên trẻ vừa bắt đầu tập ăn dặm thường xuyên biếng ăn nên trẻ khó có thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống của mình.

2.3. Rối loạn tiêu hoá, chuyển hoá sắt 

Phần lớn sắt sẽ được hấp thu tại ruột non. Vì vậy nếu bé nhiễm giun móc, hay bị bệnh lý tiêu hóa mãn tính có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt và gây thiếu sắt.  

2.4. Mất máu 

Trẻ bị mất máu do xuất huyết tiêu hóa, chảy máu kinh nguyệt hoặc chấn thương, nhiễm giun móc,… mất máu mãn tính khiến bé mất đi lượng sắt lớn. 

3. Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ 

Dấu hiệu "biết nói" bé thiếu máu thiếu sắt
Dấu hiệu “biết nói” bé thiếu máu thiếu sắt

Một số triệu chứng đặc trưng của trẻ thiếu máu thiếu sắt, mẹ chú ý để bổ sung đủ chất kịp thời cho con: 

  • Cơ thể xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung
  • Kết mạc mắt trông mờ nhạt 
  • Trẻ dễ mắc phải một số bệnh lý nhiễm trùng 
  • Thiếu sắt nặng, trẻ thường có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi gắng sức, tăng nhịp tim hoặc sưng ở bàn tay và chân.
  • Một số trẻ thiếu sắt gặp phải hội chứng Pica, thường ăn những chất lạ như sơn, đất sét, chất bụi bẩn,… khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng, ngộ độc và gặp phải một số biến chứng khác.
  • Ngoài ra, 1 số trẻ có hiện tượng đau nhức trong xương, dễ rụng tóc hoặc bạc tóc.

4. Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Để điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu thiếu sắt cần tìm được nguyên nhân gây bệnh và có phương án kết hợp điều trị, tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt tái phát.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý bổ sung dự phòng sắt để đảm bảo đủ chất cho sự phát triển toàn diện của bé:   

  • Bé 4 tháng tuổi bú mẹ: Bắt đầu từ 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ hoặc bú mẹ một phần nên được bổ sung sắt hàng ngày cho đến khi trẻ bắt đầu ăn thực phẩm giàu chất sắt.
  • Bé sinh non hoặc thiếu cân: Những bé sinh non, chào đời sớm hơn, nhẹ cân nhiều khả năng không nhận đủ sắt dự trữ. Vì vậy mẹ nên bổ sung sắt cho bé từ tháng đầu tiên đến 12 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi: Cần xây dựng chế độ ăn giàu sắt để đáp ứng nhu cầu sắt cao trong giai đoạn phát triển của trẻ 

5. Bí quyết phòng tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt

Mẹ bỏ túi ngay bí quyết giúp bé phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt: 

Bí quyết phòng tránh thiếu máu thiếu sắt
Bí quyết phòng tránh thiếu máu thiếu sắt

5.1. Chế độ ăn giàu chất sắt: 

Xây dựng một chế độ ăn với thực phẩm giàu sắt để bữa ăn hàng ngày của con giàu dinh dưỡng cho sự phát triển: 

  • Ngũ cốc, bánh mì, mì ống và gạo giàu chất sắt
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, gan và các loại nội tạng khác
  • Gia cầm, chẳng hạn như thịt gà, vịt, gà tây (đặc biệt là thịt sẫm màu) và gan
  • Cá, chẳng hạn như động vật có vỏ, bao gồm trai, trai và hàu, cá mòi và cá cơm
  • Các loại rau lá xanh thuộc họ cải bắp, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn, rau củ cải và cải rổ
  • Các loại đậu như đậu xanh; đậu khô và đậu Hà Lan,…

5.2. Thực phẩm bổ sung sắt: 

Thực phẩm bổ sung sắt sẽ là lựa chọn tối ưu, an toàn dành để cung cấp lượng sắt bị thiếu hụt cho con. Mẹ nên bổ sung sắt vào buổi sáng khi bụng đói hoặc với nước cam để tăng khả năng hấp thu. 

Bật mí cho mẹ giải pháp bổ sung sắt an toàn, hiệu quả với IMOCHILD FERON – Sắt thế hệ mới với công thức chứa hàm lượng sắt cao, đặc biệt dạng sắt bisglycinate giúp bé dễ hấp thu. Thu hút mẹ và khiến bé thích mê nhờ tiêu chí 4 KHÔNG:

  • Không KHÓ UỐNG
  • Không TANH KIM LOẠI
  • Không NÓNG TRONG
  • Không TÁO BÓN

Hy vọng bài viết đã đưa ra lời khuyên cho mẹ: “Cần làm gì khi trẻ thiếu máu thiếu sắt?”. Bé thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ, vì vậy mẹ hãy lưu ý bổ sung sắt mỗi ngày cho con. Nếu mẹ còn băn khoăn, thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới để Dược sĩ giúp mẹ nhanh chóng giải đáp nhé! 

Trả lời