ĐIỀU CẦN THIẾT: BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Thứ Năm, 04/07/2024

Tiêu chảy là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường, ba mẹ hay nghĩ đến cho con uống oresol, kháng sinh. Nhưng, ba mẹ có biết, bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy cũng là điều cần thiết giúp con mau khỏi bệnh và giảm nguy cơ tái nhiễm? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!!!

1. Vai trò quan trọng của kẽm đối với trẻ bị tiêu chảy 

Trong hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế đã chỉ ra rằng ngoài việc bù nước Oresol bằng đường uống thì bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là vô cùng quan trọng.

bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy
Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy rất cần thiết

Bổ sung kẽm sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng nước trong phân, giảm số lần đi ngoài và mức độ nặng của bệnh.” (Nguồn: http://ampharcousa.com/tai-lieu-huong-dan-xu-tri-tieu-chay-o-tre-em.html). Cụ thể: 

1.1. Trên hệ tiêu hóa 

Vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa, các tế bào niêm mạc rất dễ:

  • Tổn thương tế bào ruột: tế bào biểu mô ruột (enterocyte) có thể bị viêm, phù nề, gây cảm giác đau bụng, co thắt. Không chỉ vậy, điều này còn dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải.
  • Tiết dịch tiêu hóa quá mức: cũng là một hậu quả khi tế bào niêm mạc bị tổn thương, làm khối lượng chất nhầy, nước trong phân tăng lên dẫn đến tình trạng tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn.
  • Mất cân bằng vi khuẩn: vi khuẩn, virus có hại gia tăng số lượng, lợi khuẩn dần ít đi.
  • Hấp thu kém: nếu tiêu chảy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần lại kéo dài trong nhiều ngày thì khả năng con bị suy dinh dưỡng rất lớn. Rất khó để hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn khi tế bào cứ bị tổn thương liên tục như vậy. 

Kẽm đã tham gia vào quá trình sửa chữa, phục hồi các tổn thương niêm mạc này như thế nào? 

Là một vi chất cần thiết cho quá trình sinh hoá của cơ thể như tổng hợp ADN, ARN hay protein, kẽm giúp thúc đẩy tốc độ tái tạo và tăng sinh các tế bào niêm mạc ruột mới. Kẽm cũng tham gia vào quá trình sản xuất các enzym tiêu hóa và các protein cần thiết cho sự phục hồi của niêm mạc ruột.

Một nghiên cứu ở Ấn Độ được thực hiện trên 937 trẻ em, từ 6 đến 35 tháng tuổi đã cho thấy rằng, ở nhóm trẻ được bổ sung 20 mg kẽm/ngày thì thời gian bị bệnh giảm 28%, lượng nước trong phân giảm 39%. 

(Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7651474/). 

Vậy nên việc dùng kẽm cho trẻ bị tiêu chảy, có ý nghĩa rất lớn về mặt lâm sàng. Cùng đọc tiếp để biết khi được bổ sung đầy đủ, kẽm còn cung cấp “sức mạnh” gì cho bé yêu nhé!

1.2. Trên hệ miễn dịch

Phần lớn các yếu tố miễn dịch quan trong được sản sinh tại mảng Peyer (các cấu trúc nằm trong lớp niêm mạc của ruột non). Khi bị tiêu chảy, mảng Peyer bị tổn thương, làm cho các yếu tố miễn dịch không được sản sinh, kéo theo sự suy giảm của hệ miễn dịch. Bởi vậy mà bé có nguy có rất cao tái nhiễm nếu hệ miễn dịch không được củng cố.

Bổ sung kẽm giúp nhanh chóng hồi phục và tái tạo các lớp tế bào mới, cũng vì thế mà hệ miễn dịch được duy trì.

Chưa hết, kẽm còn là vi chất quan trọng trong quá trình tạo lympho B, lympho T và các đại thực bào. Vậy nên sau mỗi đợt tiêu chảy, bé yêu cũng vẫn cần duy trì liều bổ sung hằng ngày để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

1.3. Trẻ thiếu kẽm thì có hay bị tiêu chảy không? 

Thiếu kẽm là nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Hiểu đơn giản là hệ miễn dịch con không đủ mạnh để chống chọi lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Và khi không được bổ sung kẽm đầy đủ từ thực phẩm nguy cơ con bị tái nhiễm những đợt sau là rất lớn. 

Vậy nên các chuyên gia đã khuyên rằng khi chất lượng bữa ăn không đảm bảo đủ kẽm, ba mẹ có thể dùng thực phẩm bổ sung cho con. 

2. Bổ sung đúng liều – đúng cách kẽm cho trẻ bị tiêu chảy 

2.1. Liều chuẩn

So với liều bổ sung dự phòng hằng ngày, liều dành cho bé bị tiêu chảy cao hơn gấp nhiều lần. Cụ thể, theo khuyến cáo của WHO, liều bổ sung kẽm dành cho trẻ bị tiêu chảy:

  • Từ 0-6 tháng tuổi: 10 mg mỗi ngày, kéo dài trong 10-14 ngày
  • Trên 6 tháng tuổi: 20 mg mỗi ngày, kéo dài trong 10-14 ngày
    Liều bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy
    Liều chuẩn bổ sung kẽm cho bé bị tiêu chảy

Tại sao lại cần bổ sung hàm lượng kẽm cao đến vậy? Bởi kẽm không có cơ quan dự trữ cụ thể mà chỉ tồn tại trong cơ thể khoảng 12,5 ngày, khi tiêu chảy lượng kẽm ít ỏi đó đã dần cạn kiệt để đáp ứng cho hệ thống miễn dịch cũng như việc hồi phục các tế bào niêm mạc nói trên. Vậy nên để đảm bảo duy trì các hoạt động sinh lý bình thường cần bù đắp lại lượng đã mất và cung cấp đủ lượng mới. 

2.2. Bổ sung kẽm đúng cách

Khi bổ sung kẽm cho con, ba mẹ cần chú ý:

  • Thời điểm bổ sung: ba mẹ cho bé uống sau khi ăn sáng khoảng 30 phút – 1 tiếng để để giúp kẽm hấp thu tốt nhất. Không nên cho bé uống lúc đói bởi có thể gây rối loạn tiêu hóa. 
  • Tránh kết hợp cùng các vi chất khác như sắt, canxi hay sữa. Nếu có bổ sung cùng trong ngày cần uống cách nhau ít nhất 2 tiếng để tránh tương tác làm giảm hấp thu. 
  • Không nên trộn lẫn kẽm với nước oresol, dễ làm sai liều nước điện giải dành cho trẻ tiêu chảy => RẤT NGUY HIỂM. 
  • Tuân thủ chế độ liều và lời khuyên của các bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều, có thể khiến con lâu khỏi bệnh hoặc gặp các tác dụng phụ khi quá liều. 

3. Nino ZinC – Kẽm cho trẻ bị tiêu chảy

Để lựa chọn được dòng kẽm tối ưu nhất dành cho bé, ba mẹ cần lưu ý các tiêu chí sau: 

  • An toàn, lành tính và nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: là sản phẩm dành cho trẻ nhỏ nên tiêu chí này cần được quan tâm hàng đầu. 
  • Khả năng hấp thu và tương thích với cơ thể: theo các chuyên gia khuyến cáo, việc lựa chọn kẽm hữu cơ cho con là tối ưu nhất, bởi khả năng hấp thu cao cũng như sự tương thích với cơ thể giúp hạn chế nóng trong hay kích ứng

Kẽm nhà Imochild – Nino ZinC có những đặc điểm ưu việt: 

  • Là dạng kẽm hữu cơ – bisglycinate, có khả năng hấp thu vượt trội, cao hơn 43,3% so với kẽm gluconate. Cũng bởi dạng bào chế này có 2 phân tử acid amin bao bọc 2 đầu nên hạn chế tối đa việc kẽm tương tác trực tiếp với niêm mạc ruột, không gây kích ứng hay nóng trong. 
  • Hàm lượng kẽm nguyên tố cao bậc nhất thị trường, vậy nên khi bổ sung với liều cao dành cho trẻ bị tiêu chảy thì chỉ cần dung tích nhỏ giúp con uống dễ dàng và tiết kiệm khá nhiều đó ba mẹ ạ.
  • Kết hợp thêm vitamin C nhân đôi sức mạnh cho hệ miễn dịch và giúp kẽm được hấp thu tốt hơn rất nhiều. 
  • Hương anh đào đen thơm ngon, không chát, không nồng; hầu hết các bé rất hợp tác khi uống. 
  • Được sản xuất và nhập khẩu nguyên lọ từ Ý với công nghệ hiện đại và quy trình kiểm định nghiêm ngặt cho chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn đến từng giọt kẽm.
    kẽm tốt dành cho trẻ bị tiêu chảy
    Nino ZinC – Kẽm “chuẩn xịn” dành cho bé bị tiêu chảy

4. Xây dựng hệ đường ruột khỏe mạnh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, với phương châm đó ba mẹ nên chăm sóc kỹ sức khỏe đường ruột của bé bằng những việc làm đơn giản sau:

  • Với bé dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có được nguồn kháng thể tự nhiên an toàn và chất lượng nhất. 
  • Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, khi bé bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt đỏ,… vào chế độ ăn của con. Khi con biếng ăn hoặc chế độ ăn không đảm bảo, ba mẹ cần bổ sung kẽm qua các thực phẩm bổ sung như Nino ZinC (kẽm hữu cơ an toàn, lành tính). 
  • Ngoài ra, ba mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh để cung cấp 1 lượng lớn lợi khuẩn đường ruột để “đánh bại” các tác nhân gây bệnh, bảo vệ bé yêu.

Bài viết này, một lần nữa khẳng định việc bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là vô cùng cần thiết. Nếu có thắc mắc, ba mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 633961 để được dược sĩ giải đáp. 

Trả lời